Tuesday, March 25, 2014

Hướng dẫn giải bài tập môn Luật An sinh xã hội ( tiếp theo và hết)

Bài 3: Ông A về hưu khi đủ 60 tuổi và có 19 năm 8 tháng đóng bhxh bắt buộc. Biết rằng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bhxh bình quân là 4 triệu/ tháng. Tính bảo hiểm xã hội cho ông.
Giải
Ông A chưa đủ tròn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy ông phải hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí 1 lần. Ông đóng 19 năm 8 tháng, làm tròn số năm là 20.
    4000000 x 1,5 x 20 = 120000000 (Đồng)
Bảo hiểm 1 lần mà ông được nhận là 120000000 đồng
Hướng dẫn: (không ghi phần này khi làm bài)
Đây là loại hình bảo hiểm lương hưu, ta xem giáo trình trang 22 -> 26 mục 4. về loại bảo hiểm này. Có 2 chế độ hưởng lương hưu cơ bản. Đó là chế độ hưởng lương hưu chuẩn khi có đủ điều kiện nhận lương hưu và chế độ hưởng lương hưu khi chưa đủ điều kiện nhận lương hưu.
Chế độ hưởng lương hưu chuẩn khi có đủ 1 trong  3 điều kiện sau:
-Nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi( phải đủ , không được thiếu tháng hay làm tròn tháng) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
-Đủ 15 năm làm việc trở lên với các công việc năng nhọc, nguy hại, các công việc trong hầm lò thì nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.
- Đối tượng nhiễm HIV.
Đối tượng này áp dụng cách tính lương hưu hàng tháng( mục 4.1.3) Đặc biệt đối với người chưa đủ tuổi thì phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và ít nhất nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi. Đối tượng này có cùng cách tính lương hưu như đối tượng chuẩn.
Chế độ hưởng lương hưu 1 lần đối với đối tượng chưa đủ điều kiện nhận lương hưu:
- Đủ tuổi nhận lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
- Ra nước ngoài định cư
- Nghỉ việc giữa chừng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
Như vậy đối với dạng bài tập nói về lương hưu trí, trước hết ta phải xét xem người này thuộc đối tượng hưởng lương hưu nào, đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện, nếu đủ điều kiện chuẩn thì là ta chọn chế độ hưởng lương hàng tháng, nếu chưa đủ điều kiện thì ta chọn chế độ hưởng lương 1 lần. Lưu ý chỉ có trường hợp nhận lương hưu 1 lần đối với đối tượng đủ tuổi nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm, không có trường hợp nào chưa đủ tuổi mà được tính.
Đối với bài tập này ta xét ông ta đủ 60 tuổi, như vậy là đã đủ tuổi nhận lương hưu. Số năm ông đóng bảo hiểm là 19 năm 8 tháng. Như vậy ông A chưa đủ điều kiện chuẩn lãnh lương hưu vì cần đến 20 năm đủ đóng bảo hiểm ( không được làm tròn). Ta chọn cách tính lương hưu dành đối tượng chưa đủ điều kiện chuẩn cho ông, tức là cách trả lương 1 lần ( mục 4.2)
Mức bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương. Trước hết ta phải làm tròn số năm tính bảo hiểm , 19 năm 8 tháng = 20 năm. Lưu ý khi lựa chọn đối tượng thì không làm tròn, chỉ làm tròn khi tính lương hưu mà thôi.
"Ông A chưa đủ tròn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy ông phải hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí 1 lần. Ông đóng 19 năm 8 tháng, làm tròn số năm là 20.
    4000000 x 1,5 x 20 = 120000000 (Đồng)
Bảo hiểm 1 lần mà ông được nhận là 120000000 đồng"
Đây là bải tập về nhà, hôm ôn thi thầy sẽ giải ở lớp
Bài 4: Bà D nghỉ việc khi đủ 46 tuổi. Biết rằng bà có thâm niên đóng bảo hiểm là 26 năm 6 tháng, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bị suy giảm 62% khả năng lao động. Mức bình quân tiền lương là 4 triệu đồng/ tháng. Tính bhxh hưu trí cho bà.
Bài 5: Ông A nghỉ việc khi đủ 48 tuổi. Biết rằng ông có thâm niên đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm trong đó có 20 năm là làm công việc độc hại, suy giảm 65% khả năng lao động, mức bình quân tiền lương là 3 triệu/ tháng. Tính bảo hiểm hưu trí cho ông.  

No comments:

Post a Comment