Tuesday, March 25, 2014

Hướng dẫn giải bài tập môn Luật An sinh xã hội ( tiếp theo và hết)

Bài 3: Ông A về hưu khi đủ 60 tuổi và có 19 năm 8 tháng đóng bhxh bắt buộc. Biết rằng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bhxh bình quân là 4 triệu/ tháng. Tính bảo hiểm xã hội cho ông.
Giải
Ông A chưa đủ tròn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy ông phải hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí 1 lần. Ông đóng 19 năm 8 tháng, làm tròn số năm là 20.
    4000000 x 1,5 x 20 = 120000000 (Đồng)
Bảo hiểm 1 lần mà ông được nhận là 120000000 đồng
Hướng dẫn: (không ghi phần này khi làm bài)
Đây là loại hình bảo hiểm lương hưu, ta xem giáo trình trang 22 -> 26 mục 4. về loại bảo hiểm này. Có 2 chế độ hưởng lương hưu cơ bản. Đó là chế độ hưởng lương hưu chuẩn khi có đủ điều kiện nhận lương hưu và chế độ hưởng lương hưu khi chưa đủ điều kiện nhận lương hưu.
Chế độ hưởng lương hưu chuẩn khi có đủ 1 trong  3 điều kiện sau:
-Nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi( phải đủ , không được thiếu tháng hay làm tròn tháng) và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
-Đủ 15 năm làm việc trở lên với các công việc năng nhọc, nguy hại, các công việc trong hầm lò thì nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi.
- Đối tượng nhiễm HIV.
Đối tượng này áp dụng cách tính lương hưu hàng tháng( mục 4.1.3) Đặc biệt đối với người chưa đủ tuổi thì phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và ít nhất nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi. Đối tượng này có cùng cách tính lương hưu như đối tượng chuẩn.
Chế độ hưởng lương hưu 1 lần đối với đối tượng chưa đủ điều kiện nhận lương hưu:
- Đủ tuổi nhận lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
- Suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
- Ra nước ngoài định cư
- Nghỉ việc giữa chừng mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm
Như vậy đối với dạng bài tập nói về lương hưu trí, trước hết ta phải xét xem người này thuộc đối tượng hưởng lương hưu nào, đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện, nếu đủ điều kiện chuẩn thì là ta chọn chế độ hưởng lương hàng tháng, nếu chưa đủ điều kiện thì ta chọn chế độ hưởng lương 1 lần. Lưu ý chỉ có trường hợp nhận lương hưu 1 lần đối với đối tượng đủ tuổi nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm, không có trường hợp nào chưa đủ tuổi mà được tính.
Đối với bài tập này ta xét ông ta đủ 60 tuổi, như vậy là đã đủ tuổi nhận lương hưu. Số năm ông đóng bảo hiểm là 19 năm 8 tháng. Như vậy ông A chưa đủ điều kiện chuẩn lãnh lương hưu vì cần đến 20 năm đủ đóng bảo hiểm ( không được làm tròn). Ta chọn cách tính lương hưu dành đối tượng chưa đủ điều kiện chuẩn cho ông, tức là cách trả lương 1 lần ( mục 4.2)
Mức bảo hiểm xã hội 1 lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương. Trước hết ta phải làm tròn số năm tính bảo hiểm , 19 năm 8 tháng = 20 năm. Lưu ý khi lựa chọn đối tượng thì không làm tròn, chỉ làm tròn khi tính lương hưu mà thôi.
"Ông A chưa đủ tròn 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy ông phải hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí 1 lần. Ông đóng 19 năm 8 tháng, làm tròn số năm là 20.
    4000000 x 1,5 x 20 = 120000000 (Đồng)
Bảo hiểm 1 lần mà ông được nhận là 120000000 đồng"
Đây là bải tập về nhà, hôm ôn thi thầy sẽ giải ở lớp
Bài 4: Bà D nghỉ việc khi đủ 46 tuổi. Biết rằng bà có thâm niên đóng bảo hiểm là 26 năm 6 tháng, bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bị suy giảm 62% khả năng lao động. Mức bình quân tiền lương là 4 triệu đồng/ tháng. Tính bhxh hưu trí cho bà.
Bài 5: Ông A nghỉ việc khi đủ 48 tuổi. Biết rằng ông có thâm niên đóng bảo hiểm xã hội là 27 năm trong đó có 20 năm là làm công việc độc hại, suy giảm 65% khả năng lao động, mức bình quân tiền lương là 3 triệu/ tháng. Tính bảo hiểm hưu trí cho ông.  

Saturday, March 8, 2014

Hướng dẫn giải bài tập môn luật An sinh xã hội

Có lịch học mới của học kỳ này anh chị vào bên Lịch học-thi để xem nhé
Hiện chỉ mới có kết quả thi của 2 môn Luật hành chính 1 và Luật hành chính 2, anh chị xem ở phần kết quả thi nhé
Vì 2 buổi đầu lớp chúng ta ít người học quá nên em sẽ post lại nội dung cần phải làm với 2 môn Luật So sánh và Luật An sinh xã hội.
I.Luật so sánh:
Hình thức thi: trắc nghiệm
Thang điểm: điểm bài thi 7 điểm, điểm chuyên cần 3 điểm, 2 điểm làm bài tập về nhà
Nội dung cần nghiên cứu sâu:
-Phương pháp so sánh:
. Khái niệm
. Căn cứ lịch sử
. Các yếu tố văn hóa, lịch sử
-Tập quán pháp
-Án lệ
-So sánh luật, bộ luật, đạo luật
Bài tập về nhà:
So sánh chế định Trust trong luật của Anh với chế định thừa kế trong luật Việt Nam. So sánh chế định Trust với việc trao giải Nobel.
II.Luật an sinh xã hội:
Hình thức thi: giải 2 bài toán
Thang điểm: Điểm bài thi 10 điểm, chuyên cần được nâng + cho điểm chữ
Cần làm bài tập về nhà để hôm ôn thi chỉ sửa bài.
Tài liệu: các anh chị click qua phần tài liệu để xem( giáo trình luật an sinh xã hội)
Cách giải toán: chữ đỏ là phần đề , chữ cam là cách chúng ta trình bày khi làm bài thi, chữ xanh là lời giải cho mọi người hiểu.
Bài 1: Ngày 5/12/2012, anh A bị tai nạn lao động, xuất viện ngày 20/12/2012, bị suy giảm 10% khả năng lao động. Biết anh đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 3 năm 8 tháng, lương làm căn cứ đóng bảo hiểm tháng 11/2012 là 2 triệu đồng. Tính chế độ bảo hiểm xã hội cho anh.
Giải
Sau đây là cách trình bày của thầy hướng dẫn
a) 5% = 5 tháng lương chung
  +5%= 2,5 tháng lương chung
Vậy, tất cả là 5+2,5= 7,5 tháng lương chung
Lương tối thiểu chung : 7,5 x 1050000 = 7850000 đồng
b) 1 năm = 0,5 tháng
 + 2 năm = 0,6 tháng
Vậy, có 0,5+0,6= 1,1 tháng lương căn cứ
   1,1 x 2000000 = 2200000 đồng
Vậy, chế độ bảo hiểm của anh A được hưởng
(a) + (b) = 7850000 + 2200000 = 10075000 đồng

Sau đây là phương pháp lý luận, lời giải để mọi người có thể hiểu , khi làm bài thi không ghi phần này:
Trước hết, chúng ta xem trường hợp nhận bảo hiểm này là thuộc trường hợp nào. Anh A bị tai nạn lao động nên ta xét trường hợp dành cho đối tượng bị tai nạn lao động nghề nghiệp.
Có 2 loại trợ cấp cho tai nạn lao động ( trang 21 giáo trình) là trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng. Trợ cấp 1 lần được dùng khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% còn trợ cấp hàng tháng được áp dụng khi suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Anh A bị suy giảm khả năng lao động 10%. Vậy ta áp dụng loại trợ cấp 1 lần cho anh A.
Trợ cấp 1 lần có 2 phần được hưởng là a) và b). Ta tính số tiền của a) và b) sau đó cộng lại là ra tổng số tiền được nhận bảo hiểm. Lưu ý a) và b) không phải thứ tự câu hỏi mà là ký hiệu 2 phần bảo hiểm được nhận.
Phần a): Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương tối thiểu sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu. Như vậy từ 5% đầu tiên ta tính số tháng lương tối thiểu là 5 tháng , từ 5% trở đi đến 10% là 10 -5 = 5 %. 5% này là được tính nhân thêm 0,5 tháng lương tối thiểu.
Lương tối thiểu là phần lương quy định toàn quốc mức thấp nhất mà người lao động được hưởng chứ không phải phần lương đề bài cho.(Được tìm thấy ở trang 17 giáo trình) Lưu ý xem xét ngày tháng bị tai nạn để chúng ta nên áp dụng mức lương tối thiểu nào. Bài này tai nạn xảy ra vào ngày 5/12/2012 tức trong khoảng lương tối thiểu được áp dụng tại thời điểm đó là 1050000 đồng
"5% = 5 tháng lương chung
  +5%= 2,5 tháng lương chung
Vậy, tất cả là 5+2,5= 7,5 tháng lương chung
Lương tối thiểu chung : 7,5 x 1050000 = 7850000 đồng"
Phần b) Hưởng thêm khoảng trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm thì được tính thêm 0,3 tháng tiền lương căn cứ đóng bảo hiểm.
Ở đây đề bài đã cho lương căn cứ đóng bảo hiểm tháng gần nhất là 2 triệu đồng. Vậy ta cần tìm số tháng tính lương cần phải nhân lên. Đề bài cho là anh A đã đóng được 3 năm 8 tháng. Lưu ý ta phải xem xét cách tính tháng lẻ như thế nào chứ không phải trường hợp nào cũng làm tròn số năm ( dựa vào trang 17 giáo trình). Đối với chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn thì chỉ tính năm tròn 12 tháng, không tính tháng lẻ. Như vậy đối với trường hợp anh A đóng 3 năm 8 tháng chúng ta chỉ lấy 3 năm , 8 tháng lẻ thì không tính. Số năm của anh A được xem như là 3 năm.
Năm đầu tiên tính bằng 0,5 tháng. Sau đó cứ 1 năm thì tính bằng 0,3 tháng, tức là năm đầu tiên ta cộng vào 0,5 tháng, sau đó cứ lấy tổng số năm trừ 1 rồi nhân lên 0,3. Ta có:
"1 năm = 0,5 tháng
 + 2 năm = 0,6 tháng
Vậy, có 0,5+0,6= 1,1 tháng lương căn cứ
   1,1 x 2000000 = 2200000 đồng"
Vậy bước cuối ta chỉ cần cộng 2 phần a) và b) lại sẽ ra được kết quả
"Vậy, chế độ bảo hiểm của anh A được hưởng
(a) + (b) = 7850000 + 2200000 = 10075000 đồng"

Bài 2: Anh B bị tai nạn lao động ngày 20/12/2012 và được xuất viện ngày 20/2/2013, được xác nhận suy giảm khả năng lao động 35%. Biết rằng anh B đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 5 năm 5 tháng và lương căn cứ  đóng bảo hiểm xã hội là 3 triệu đồng. Tính bảo hiểm xã hội cho anh B.
Giải:
a) 31% = 30% tháng lương chung
  +4%  = 4 x 2% = 8% tháng lương chung
Vậy chúng ta tính 30%+8% = 38% tháng lương chung 
 38% x 830000 = 315400 đồng
b) 1 năm = 0,5 % tháng lương căn cứ
  +4 năm = 4 x 0,3% = 1,2 %  tháng lương căn cứ 
 Vậy chúng ta tính 1,2% + 0,5% = 1,7% tháng lương căn cứ
 1,7% x 3000000 = 51000 đồng
Số tiền bảo hiểm xã hội anh B được hưởng là:
a) + b) = 315400 + 51000 = 366400 đồng
Phương pháp lý luận
Tình huống bài này giống như bài 1, nghĩa là chúng ta cũng áp dụng mức bảo hiểm dành cho tai nạn lao động. Tuy nhiên chúng ta lưu ý mức độ suy giảm khả năng lao động của anh B đến 35%. Vì vậy nên chúng ta dùng cách tính trả hàng tháng chứ không phải trả 1 lần như bài 1. (Trên 31% thì tính trả hàng tháng)
Phần a) : Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng 30% lương tối thiểu chung, sau đó cứ thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung. 
Tức 31% đầu tiên ta tính là 30 % lương tối thiểu chung. Từ sau 31% trở đi cứ mỗi 1% được hưởng 2 % mức lương tối thiểu chung thì ta lấy tổng % suy giảm khả năng lao động trừ 31% sẽ ra được số % cần để nhân với 2%. Đề bài cho dữ liệu anh B suy giảm 35%. Vậy 35%- 31% = 4%.
Lương tối thiểu chung: tra ở trang 17 giáo trình. Lưu ý chúng ta xem ngày bị tai nạn là ngày mấy để biết mức lương tối thiểu được áp dụng là bao nhiêu. Ở bài này anh B bị tai nạn vào ngày 20/12/2012 và ra viện vào ngày 20/2/2013 vậy ta áp dụng mức lương tối thiểu là 830000 đồng/ tháng. Như vậy ta có:
 "31% = 30% tháng lương chung
  +4%  = 4 x 2% = 8% tháng lương chung
Vậy chúng ta tính 30%+8% = 38% tháng lương chung 
 38% x 830000 = 315400 đồng"
Phần b) Phần tiền trợ cấp được tính dựa trên số năm đã đóng bảo hiểm của anh B. Theo đề bài , anh B đã đóng 5 năm 5 tháng. Dựa theo cách tính tháng lẻ trang 17 giáo trình thì trường hợp của anh B là đối với chế độ tai nạn lao động là chỉ tính theo năm tròn 12 tháng, không tính tháng lẻ. Vậy, số năm tính tiền trợ cấp với anh B là 5 năm.
Được hưởng thêm trợ cấp từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5% sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 0,3% mức lương căn cứ. Như vậy, nếu như số tháng mà anh B đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì dù là bao nhiêu tháng ta vẫn tính là 0,5% mức lương căn cứ nhưng nếu anh B đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên thì năm đầu tiên ta tính là 0,5%. Tính số năm còn lại ta lấy 5 - 1 = 4 năm. Ta lấy số năm còn lại nhân với 0,3%.
Lương căn cứ của anh B là 3000000 đồng theo dữ liệu đề bài.
 "b) 1 năm = 0,5 % tháng lương căn cứ
  +4 năm = 4 x 0,3% = 1,2 %  tháng lương căn cứ 
 Vậy chúng ta tính 1,2% + 0,5% = 1,7% tháng lương căn cứ
 1,7% x 3000000 = 51000 đồng"
Anh B được hưởng phần tiền chính thức và phần tiền trợ cấp mỗi tháng là tổng của a) và b). Ta lưu ý nếu chế độ bảo hiểm nào có nhiều khoản trợ cấp khác nhau thì ta cộng hết các khoản lại chứ không phải chỉ a) và b).
"Số tiền bảo hiểm xã hội anh B được hưởng là:
a) + b) = 315400 + 51000 = 366400 đồng"
Anh chị lưu ý đừng nhầm lẫn giữa 1,7% và 1,7 khi tính toán. Rất nhiều người nhầm lẫn và tính sai.
Chúng ta để ý thấy anh B bị tai nạn đến 35% , anh A ở bài 1 bị tai nạn chỉ 10% nhưng nhìn đáp số 2 bài thì ta thấy số tiền bảo hiểm anh B nhận được ( 366400 đồng) lại ít hơn anh A ( 10075000 đồng). Tại sao lạ vậy? Đó là bởi vì số tiền anh B nhận được là số tiền trả hàng tháng, tức mỗi tháng anh B đều được nhận cho đến khi chết còn số tiền của anh A dù lớn hơn nhưng chỉ được nhận 1 lần mà thôi.