Tuesday, June 24, 2014

Thông báo quan trọng về việc học bù

Em xin thông báo tình hình lớp như sau:
Hiện nay lớp chúng ta số người học ngang từ học kỳ II còn rất khá nhiều người chưa học bù học kỳ I, ( trong đó có cả em , hu hu hu) , và em đã đợi suốt năm 2014 đến giờ vẫn chưa thấy mở lớp. Điều kiện mở lớp cần ít nhất 12 người. Và bây giờ muốn đợi đến dịp mở lớp mới sẽ rất khó. Chúng ta chỉ còn 1 năm là tốt nghiệp. Nếu như đợi đến sắp tốt nghiệp mà không học bù kịp học kỳ I thì những người thuộc nhóm bổ sung như chúng ta sẽ không được tốt nghiệp chung với lớp ~~~~ buồn lắm á ~~~~ 
Số người thuộc nhóm học bổ sung theo em biết thì chắc chắn trên 12 người, cho nên chúng ta cứ yên tâm cùng đến văn phòng của trường đăng ký mở lớp, chắc chắn sẽ đủ điều kiện mở lớp, riêng nhóm em quen cũng trên 6 người, chưa tính những người đăng ký tự do ngoài lớp chúng ta nữa. 
Các anh chị nào chưa đăng ký học bù học kỳ I hãy đăng ký nhanh nhé, chúng ta cùng đăng ký thì sẽ được thôi. Còn các anh chị nào đã học học kỳ I rồi mà điểm chưa cao thì học lại cải thiện điểm cũng được.
Còn các anh chị nào bị điểm F trong các môn học từ trước đến giờ thì đăng ký học lại từ bây giờ là cơ hội cuối cùng rồi nhé, chỉ còn 1 năm thôi. Mức học phí học lại là 150.000 đồng/ tín chỉ. Bởi vì dù điểm tốt nghiệp của chúng ta trên trung bình nhưng chỉ cần 1 môn điểm F thôi thì sẽ không được xét tốt nghiệp.
Chắc chắn em sẽ up đầy đủ tài liệu của học kỳ I lên đây cho mọi người yên tâm đăng ký học bù. 

Monday, June 16, 2014

Luật tài chính nhà nước

I/ Quy chế thi:
Thời gian : 60 phút
4 Câu nhận định đúng sai + 1 bài tập
Điểm cộng : không có

II/ Phần lý thuyết:
1/ Phần ngân sách:
a/ Chức năng giám đốc là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chức năng phân phối trong hoạt động tài chính
Nhận định sai bởi vì chức năng phân phối là chức năng có trước, là điều tất yếu của hoạt động tài chính , chức năng giám đốc ra đời là để quản lý, hoạch định cho chức năng phân phối. Vì vậy, chức năng giám đốc không thể là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chức năng phân phối.
b/ Trong bất kỳ quan hệ pháp luật tài chính có sự tham gia của nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp mệnh lệnh quyền uy
Nhận định sai bởi vì ngoài phương pháp mệnh lệnh quyền uy còn có phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
c/ Trong tất cả quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước thì luôn có sự tham gia của ít nhất một bên là nhà nước hoặc cơ quan đại diện nhà nước.
Nhận định này đúng bởi vì ngân sách là quỹ tài chính của nhà nước nên các hoạt động có liên quan đến ngân sách thì phải có sự tham gia của ít nhất một bên là nhà nước hoặc cơ quan đại diện nhà nước.
d/ Phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền là phương pháp được áp dụng đối với các chủ thể có mối quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước.
Nhận định này sai bởi vì phương thức cấp phát theo lệnh chi tiền chỉ áp dụng đối với chủ thể không có quan hệ thường xuyên với cơ quan nhà nước. Ví dụ như: công ty cung cấp nguyên vật liệu, công ty vận chuyển,....
e/ Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hóa dịch vụ trong nước là khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Nhận định này đúng bởi vì khoản thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa dịch vụ trong nước là khoản thu điều tiết. Trong đó ngân sách địa phương được hưởng 1 phần từ khoản thu đó và chia lại 1 tỉ lệ phần trăm với trung ương.
f/ Theo quy định của luật ngân sách nhà nước thì ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế , phí , lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thưởng xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển.
Nhận định này đúng bởi vì các khoản chi chỉ được xây dựng trên cơ sở nguồn thu xác định và đây là nguyên tắc cho việc cân bằng thu chi.

2/ Phần thuế:
a/ Các khoản chi phí được trừ theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nhận định này sai bởi vì ngoài việc các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì còn phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ để chứng minh các khoản chi đó hợp lý.
b/ Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa, dịch vụ ra vào cửa khẩu biên giới Việt Nam.
Nhận định này là sai bởi vì chỉ có hàng hóa là đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu ra vào cửa khẩu biên giới Việt Nam.
c/ Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với tất cả các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Nhận định này là sai vì ngoài những điều kiện trên, doanh nghiệp còn phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Việc đăng ký là tự nguyện chứ không bắt buộc.
d/ Mọi tàu bay du thuyền khi nhập khẩu vào Việt Nam đều chịu thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định này sai bởi vì nếu tàu bay du thuyền nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp thuê tổ chức sự kiện, viện trợ không hoàn lại cho quốc gia hoặc tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, hành khách, khách du lịch thì không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
e/ Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu thì không phải là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhận định này đúng.

III/ Bài tập: 
1/ Các bước để giải bài tập về thuế thu nhập cá nhân.

Tài liệu cần thiết để phân biệt các loại thu nhập, các anh chị tải về và in ra nhé:
Các anh chị làm kỹ càng các bước này kẻo sai đấy nhé:
1- Xác định người nộp thuế là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Thường thì đề bài sẽ xác định cho chúng ta. Nếu không thì các anh chị chọn 1 trong 2 hình thức.
Nếu là cá nhân không cư trú ( không phải công dân Việt Nam hay không phải người bản xứ) thì ta không khấu trừ chi phí , không giảm trừ gia cảnh. Chỉ lấy doanh thu nhân với biểu thuế dành cho cá nhân không cư trú.
Nếu là cá nhân cư trú, ta tiếp tục bước 2
2- Chọn thu nhập chịu thuế : phân định các phần thu nhập, tách ra phần thu nhập nào là thu nhập chịu thuế, phần thu nhập nào là thu nhập không chịu thuế. Lưu ý khi phân định các nguồn thu ta chỉ phân loại ra chứ không cộng tất cả lại.
3- Đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, hoạt động kinh doanh, ta có thể cộng 3 khoản này với nhau do cùng tính chất.
4- Tính khoản trừ gia cảnh: ta chọn ra số người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh, cộng với các khoản tiền bảo hiểm, nhân đạo , từ thiện xã hội để có được tổng các khoản giảm trừ.
5- Tính thu nhập tính thuế: ta lấy tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương, kinh doanh này trừ đi các khoản giảm trừ để có được thu nhập tính thuế dành cho phần thu nhập này.
6- Sau khi có được thu nhập tính thuế, ta nhân với biểu thuế lũy tiến sẽ ra được số thuế phải đóng cho thu nhập từ tiền công, tiền lương, kinh doanh. Mọi chuyện chưa kết thúc ở đây.
7- Ngoài thu nhập từ tiền công, tiền lương, kinh doanh. Ta tính số thuế phải nộp đối với phần thu nhập khác như từ thừa kế, trúng thưởng, tặng cho, đầu tư,... bằng cách nhân phần lợi nhuận của chúng ( lưu ý lợi nhuận chứ không phải doanh thu, lợi nhuận = doanh thu - chi phí) với biểu thuế tương ứng.
8- Cộng số thuế phải nộp từ tất cả các phần thu nhập lại với nhau, ta có được tổng số thuế phải nộp.


2/ Công thức và biểu thuế:
Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

1. Thu nhập từ kinh doanh

- Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau: sản xuất, kinh doanh hàng hoá; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác. Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định.
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng theo quy định.


3. Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
c) Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác; lợi tức nhận được do tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng; góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
d) Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
đ) Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành
e) Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế.
g) Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.

4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai.
d) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước.
đ) Thu nhập khi góp vốn bằng bất động sản để thành lập doanh nghiệp hoặc tăng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
e) Thu nhập từ việc uỷ quyền quản lý bất động sản mà người được uỷ quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản theo quy định của pháp luật.
g) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.

6. Thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:
a) Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành trả thưởng.
b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.
c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép.
d) Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động.
đ) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.

7. Thu nhập từ bản quyền

Thu nhập từ bản quyền là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể như sau:
a) Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn liên quan.
b) Đối tượng của chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Chuyển giao công nghệ,

8.  Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Thu nhập từ nhượng quyền thương mại là các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các hợp đồng nhượng quyền thương mại nêu trên, bao gồm cả trường hợp nhượng lại quyền thương mại theo quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại.

9. Thu nhập từ nhận thừa kế

Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh; vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân; vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
d) Đối với nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Anh chị lưu ý, trong tài liệu, giáo trình của chúng ta. Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng người nộp thuế là 4 triệu đồng/ tháng và người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng . Đó là luật thuế thu nhập 2007. Hiện tại luật này đã sửa đổi bổ sung năm 2012, mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng người nộp thuế là 9 triệu đồng/ tháng và người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng. Giảng viên chấm bài áp dụng luật mới chứ ko áp dụng luật cũ, giáo trình của chúng ta dùng luật cũ là sai. 
Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng cho thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh:
 ( dành cho đơn vị tháng, nếu là năm thì chỉ cần nhân 12 )
Bậc
Thu nhập tính thuế /tháng
Thuế suất
Tính số thuế phải nộp
Cách 1
Cách 2
1
Đến 5 triệu đồng (trđ)
5%
0 trđ + 5% TNTT
5% TNTT
2
Trên 5 trđ đến 10 trđ
10%
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ
10% TNTT - 0,25 trđ
3
Trên 10 trđ đến 18 trđ
15%
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
15% TNTT - 0,75 trđ
4
Trên 18 trđ đến 32 trđ
20%
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
20% TNTT - 1,65 trđ
5
Trên 32 trđ đến 52 trđ
25%
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
25% TNTT - 3,25 trđ
6
Trên 52 trđ đến 80 trđ
30%
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
30 % TNTT - 5,85 trđ
7
Trên 80 trđ
35%
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
35% TNTT - 9,85 trđ


 Biểu thuế toàn phần
Áp dụng đối với các thu nhập từ đầu tư ốn, bản quyền, trúng thưởng, thừa kế, chuyển nhượng vốn, bất động sản. 
Công thức: 1/ Thu nhập = Doanh thu - chi phí (hoặc thu nhập = giá bán - giá vốn)
                  2/ Số thuế nộp = thu nhập x thuế suất
Sau đây là bảng thuế suất:
 Thu nhập tính thuế
Thuế suất (%)
a) Thu nhập từ đầu tư vốn
5
b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
5
c) Thu nhập từ trúng thưởng
10
d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng
10
đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này
Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này
20

0,1
e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này
25

2

3/ Bài tập mẫu
Ông Nguyễn Mạnh Hùng có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng 1/2014 là 40 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế trên tiền lương.
- Ông Nguyễn Mạnh Hùng nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng ông không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Ông Hùng như sau:
1. Thu nhập chịu thuế của Ông Hùng là 40 triệu đồng.
- Ông Hùng được giảm trừ các khoản sau:
      + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 9 triệu đồng
      + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con):
       = 3,6 triệu đồng × 2 = 7,2 triệu đồng
      + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế:
     = 40 triệu đồng × (8% + 1,5%) = 3,8 triệu đồng (vì đóng trên tiền lương nhận được trong tháng)
Tổng cộng các khoản được giảm trừ:
 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 3,8 triệu đồng = 20 triệu đồng

2. Thu nhập tính thuế của Ông Hùng là:
= 40 triệu đồng - 20 triệu đồng = 20 triệu đồng.

3. Số thuế TNCN phải nộp của Ông Hùng được tính như sau:
Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần:

Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5 triệu đồng × 5% = 0,25 triệu đồng

Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) × 10% = 0,5 triệu đồng

Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) × 15% = 1,2 triệu đồng

Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:
(20 triệu đồng - 18 triệu đồng) × 20% = 0,4 triệu đồng

- Tổng số thuế Ông Hùng phải tạm nộp trong tháng là:
0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 0,4 triệu đồng = 2,35 triệu đồng

Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn:
- Các bạn căn cứ theo biểu thuế lũy tiến từng phần ở trên ta có:
Thu nhập tính thuế trong tháng của Ông Hùng là 20 triệu đồng: Như vậy là thuộc Bậc 4(Trên 18 trđ đến 32 trđ ). Thuế suất là 20%
Tính theo cách 2 là: Số thuế phải nộp = 20% TNTT - 1,65 trđ

Như vậy: Số thuế phải nộp là: = 20 triệu đồng × 20% - 1,65 triệu đồng = 2,35 triệu đồng


Chúc các anh chị làm bài chính xác và may mắn, ai cũng được điểm A môn này hết.