Wednesday, June 24, 2015

Lịch học cho học kỳ 8

Lịch học cho học kỳ 8 
Anh chị hãy click vào ảnh nếu muốn phóng to ra, và tải ảnh về nếu muốn in
lịch học kỳ 8


Tuesday, June 16, 2015

Luật tổ chức cán bộ, công chức

Luật tổ chức cán bộ, công chức
I/ Hình thức thi:
Trắc nghiệm 40 câu 60 phút, không được sử dụng tài liệu
II/ Tài liệu:
Không cần sử dụng giáo trình mà dùng dàn bài ở dưới
Tham khảo lại Luật hành chính 2 và luật hành chính 3 phần cán bộ, công chức, viên chức
Nghị định số 24 tuyển dụng và sử dụng, quản lý hành chính
Luật tổ chức cán bộ, công chức ( click vào để tải)
III/ Nội dung thi:
Nội dung thi tập trung vào dàn bài này, dùng văn bản luật và luật hành chính 2 và luật hành chính để làm rõ chi tiết

A- Công sở

1/ Đặc điểm của công sở:
Có tính quyền lực nhà nước
Mang tính pháp lý
Là công chức làm việc, viên chức
Công việc là công vụ
Quan hệ tài sản là cộng sản
2/ Nhiệm vụ của công sở:
Có kế hoạch cụ thể
Tổ chức bộ máy hợp lý
Quản lý ngân sách
Kiểm tra, giám sát
3/ Hoạt động công sở:
Hoạt động lãnh đạo, chỉ huy của công chức
Hoạt động nhân viên của viên chức
4/ Nguyên tắc hoạt động của công sở:
Công khai
Liên tục
Dân chủ
5/ Phân công công việc trong công sở:
Đúng chuyên môn
Làm việc theo nhóm
Theo dây chuyền
6/ Văn hóa ứng xử trong công sở:
Treo Quốc huy , chỉ có ở các cơ quan quốc hội , chính phủ , UBND, tòa án
Quốc kỳ
Khẩu hiệu hành động
Cách bày trí trong công sở
Ứng xử công sở
Trang phục công sở
Nghiêm cấm: Đánh bạc , hối lộ, ăn nhậu
7/ Thiết kế xây dựng công sở:
Không được phô trương
Các khu hành chính gần với nhau , tiện lợi cho người dân
Thuận tiện cho việc giao thông
Diện tích khu công sở không được quá 50% diện tích đất
Cấp thiết tương xứng với cấp cơ quan.

B- Công chức , Viên chức:

Phân biệt cán bộ, công chức , viên chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Phân loại công chức theo ngạch của công chức
1. Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Nghĩa vụ của công chức là gì
. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.
. Chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Tuyển dụng công chức
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức.
2. Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức.
3. Hàng năm, cơ quan sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, báo cáo cơ quan quản lý công chức để phê duyệt và tổ chức tuyển dụng

Cơ quan thực hiện tuyển dụng công chức
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
2. Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
5. Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
Có bao nhiêu hình thức xét tuyển công chức
Phương thức tuyển dụng công chức
1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.
Điều kiện xét tuyển công chức
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Thời gian tập sự của công chức
1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
d) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.
Đánh giá công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao và tự nhận xét ưu, nhược điểm trong công tác;
b) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức và thông báo đế công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể nơi công chức lãnh đạo, quản lý làm việc.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi chung là công chức):
a) Công chức tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao;
b) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác;
c) Tập thể công chức của cơ quan sử dụng công chức họp tham gia góp ý. Ý kiến góp ý được lập thành biên bản và thông qua tại cuộc họp;
d) Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức kết luận và quyết định xếp loại công chức tại cuộc họp đánh giá công chức hàng năm.
Phân biệt đào tạo và bồi dưỡng công chức
Đào tạo là quá trình huấn luyện, học tập, nâng cao kỹ năng, kiến thức cho công chức
Bồi dưỡng là các chính sách khen thưởng , hỗ trợ , giúp đỡ về vật chất cho công chức
Các hình thức kỷ luật công chức
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1. Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
3. Cán bộ phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm; trường hợp bị Tòa án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
4. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.   
2. Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
3. Công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
4. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức.
. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật            
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 02 tháng; trường hợp vụ việc có những tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
3. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật; trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Thursday, June 4, 2015

Cập nhật lịch học và thi mới

Lịch học và thi cho tháng 6 được sửa chữa như sau:
7/6/2015
Môn pháp luật về cư trú và hộ tịch: thi ca 1
Môn luật công pháp quốc tế: thi ca 2
14/6/2015
Sáng 
Môn Luật thương mại quốc tế: thi ca 1 
Pháp luật về sở hữu trí tuệ: thi ca 2
Chiều
Ôn tập môn pháp luật về cán bộ, công chức
21/6/2015
Môn pháp luật về cán bộ , công chức : thi ca 1
Môn luật tư pháp quốc tế : thi ca 2

Thursday, May 28, 2015

Quản lý về hộ tịch và cư trú

Quản lý về hộ tịch và cư trú
I/ Hình thức thi:
Trắc nghiệm 40 câu 60 phút, không được dùng tài liệu
II/ Tài liệu:
Giáo trình 
Luật dân sự
Luật hôn nhân và gia đình
Luật nuôi con nuôi
Nghị định 158/2005 về quản lý hộ tích
Anh chị tải ở đây
III/ Nội dung thi:
1/ Khai sinh:
Đăng ký khai sinh ở UBND xã của mẹ
Yêu cầu:
-Giấy chứng sinh
-Đăng ký kết hôn
-Hộ khẩu
Nếu không biết cha mẹ thì làm khai sinh nơi đứa trẻ tạm trú
Nếu người mẹ bỏ mất thì người cha làm thủ tục khai sinh song song thủ tục nhận con
Chậm nhất là 60 ngày
Làm khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi ở UBND xã
2/ Đăng ký kết hôn
Thủ tục:
-Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
-Giấy đăng ký kết hôn
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì UBND cấp tỉnh thụ lý ngoại trừ trường hợp hôn nhân với nước có tiếp giáp biên giới thì UBDN xã thụ lý
3/ Đăng ký khai tử
Chết sinh học
Chết pháp lý : do tòa tuyên bố đã chết , thất lạc trên 2 năm thì tòa tuyên bố mất tích , trẻ sơ sinh chết
Trường hợp tử hình: Hội đồng thi hành án cấp giấy 
Chết do thất lạc: sau 1 năm kể từ khi bị tai nạn nếu không tìm thấy xác => tòa tuyên bố chết hẳn
Chết có yếu tố nước ngoài : Sở tư pháp
4/ Nuôi con nuôi 
Về con nuôi: 
Trẻ dưới 16 tuổi : trẻ trên 10 tuổi phải hỏi ý kiến đứa trẻ
Trẻ trên 16 tuổi: chỉ nhận nuôi trong họ
Về cha mẹ nuôi: 
Đủ năng lực hành vi
Có tư cách đạo đức
Trên 20 tuổi so với con nuôi
Thủ tục : Ủy ban nhân dân xã giải quyết
5/ Giám hộ:
Người giám hộ : 
Ông bà nội , chú bác
Con giám hộ:
- Còn sống
- Không tranh chấp
- Tự nguyện
6/ Cải chính hộ tịch:
Họ , tên , chữ đệm: tên không gây nhầm lẫn , phản cảm
Nếu có sai sót, gạch bỏ toàn bộ họ tên cũ và viết lại họ tên đúng kế bên
Xác định lại dân tộc và giới tính
7/ Cư trú:
Hộ khẩu
Tạm trú , tạm vắng

IV/ Câu hỏi ôn tập
Đây là 1 số câu hỏi ôn tập do chính giảng viên soạn , chắc chắn sẽ có ít nhất 40% bài thi nằm trong đây , anh chị nhớ học những câu này và đáp án , vì khi thi không được dùng tài liệu
Nội dung câu hỏi tải ở đây, các anh chị click vào link dưới để xem
Câu hỏi ôn tập
Phần trả lời cho mỗi câu hỏi:

1/ Thế nào là đăng ký hộ tịch
 Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư.

2/ Trong lúc làm ruộng, Chị T chuyển dạ và sinh con ngay tại bờ ruộng. May có bà con cùng làm giúp đỡ nên chị được mẹ tròn con vuông. Mấy hôm sau, chồng chị đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con. Trong trường hợp này chồng của chị T cần làm thủ tục gì?
Chồng của chị ngoài làm thủ tục khai sinh còn phải làm thủ tục chứng sinh

3/ Anh N và chị Q là người cùng huyện, được cử đi đại học tại Nga thời hạn 6 năm. Trong thời gian này , nhân kỳ về quê nghỉ phép, họ quyết định tổ chức đám cưới. Theo anh chị họ sẽ đăng ký kết hôn ở đâu là hợp pháp nhất?

Họ sẽ đăng ký kết hôn ở UBND xã
4/ Q là chiến sỹ hiện công tác ở một đồn biên phòng trên biên giới tây bắc tổ quốc. Q yêu H là người cùng xã với mình. Kỳ nghỉ phép vừa rồi họ quyết định cưới nhau. Họ ra UBND xã đăng ký kết hôn. Khi xem xét các giấy tờ , thủ tục thì UBND xã thấy Q thiếu giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nên chưa thực hiện việc đăng ký và yêu cầu Q về đơn vị lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân rồi mới đăng ký. Vậy anh Q phải đến nợi đâu để xác nhận?
 Anh Q phải đến UBND xã  nơi anh thường trú để xác nhận

5/ Ông M thường trú tại Tuyên Quang. Trong lần vào thăm con trai( làm việc ở phường N, Thành phố Hồ Chí Minh), chẳng may ông bị tai nạn giao thông và chết tại đây. Trong trường hợp này , nơi nào sẽ có thẩm quyền đăng ký khai tử cho ông M?
Ủy ban nhân dân Hồ Chí Minh sẽ xác nhận cho ông

6/ Ông Nguyễn Văn M thường trú tại phường 5 quận 3 , TP , Hồ Chí Minh. Năm 2013, theo yêu cầu của gia đình, Tòa án nhân dân HCM đã ra quyết định tuyên bố ông đã chết. Vậy gia đình của ông Nguyễn Văn M xin giấy báo tử ở đâu?
Quyết định của Tòa án thay cho giấy báo tử

7/ Cháu M là trẻ mồ côi bị bỏ rơi tại xã Hưng Lợi - TP. Cần Thơ. UBND Phường Hưng Lợi đã lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi. Bà L thường trú tại thị trấn Long Mỹ tỉnh Hậu Giang. Theo anh chị bà B làm thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi ở đâu ?
UBND nơi thường trú của cha mẹ nuôi , tức là UBND Hậu Giang

8/ Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung như sau: Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi, tư cách của người nhận con nuôi, mục đích nhận con nuôi... vậy thời gian kiểm tra , xác minh các nội dung trên không quá bao nhiêu ngày?
Thời hạn để xác minh nội dung trên không quá 10 ngày

9/ Cháu V là trẻ mồ côi bị bỏ rơi tại xã X, đã được đăng ký khai sinh tại đây. Hơn một tháng sau, V được vợ chồng bà D nhận về làm con nuôi. Họ hàng nói Ông bà phải ra UBND xã để ghi tên mình vào mục cha mẹ đứa trẻ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh của cháu V mới đủ thủ tục. Ông bà rất phân vân không biết có phải như vậy hay không? Đối chiếu với quy định của pháp luật thì việc ghi bổ sung các thông tin về cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh là:
Xem như là cha mẹ ruột , được quyền lấy họ của cha mẹ nuôi

10/ Nguyễn Văn N là con nuôi ông bà B. Năm 2013 , N bị kết án vì phạm một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi , hành hạ cha mẹ nuôi. Trong trường hợp này , theo anh chị , ai có quyền đề nghị Tòa án chấm dứt việc con nuôi với anh N?
Cha mẹ nuôi có quyền này

11/ Theo khoản 1, Điều 58 , Bộ luật dân sự 
Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự

12/ Theo Điều 60 Bộ luật dân sự 2005 thì điều kiện của cá nhân làm người giám hộ được quy định như thế nào?
Bao gồm những điều kiện sau:
Đủ năng lực hành vi dân sự
Có tư cách đạo đức
Có điều kiện cần thiết để đảm bảo quyền giám hộ

13/ Cha mẹ của A và B mất do tai nạn giao thông, anh A đã lập gia đình nhưng B thì chưa thành niên. Vậy ai là người giám hộ đương nhiên cho cháu B theo thứ tự ưu tiên nhất?
 Anh A sẽ là người giám hộ ưu tiên

14/Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến đủ 18 tuổi có các nghĩa vụ gì?
 Gồm 4 nghĩa vụ sau:
- Chăm sóc , giáo dục người được giám hộ
- Đại diện cho các giao dịch dân sự
- Quản lý tài sản
- Bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp

15/ Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con  được quy định như thế nào?
Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi đăng ký việc nuôi con nuôi; nếu trẻ em đó đã được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng đăng ký việc nuôi con nuôi.
16/ Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con được pháp luật quy định như thế nào?
1. Người nhận cha, mẹ, con phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định). Trong trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên, thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Kèm theo Tờ khai phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
b) Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có).
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết. Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên.
17/Thời hạn đăng ký khai sinh cho trẻ tính từ lúc mới sinh ra là ? 
 60 ngày
18/ Thẩm quyền cái chính hộ tích cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi thuộc về?
 UBND xã
19/ Cháu A năm nay 15 tuổi. Do trước đây gia đình không đăng ký khai sinh. Vì vậy , nay cháu muốn đăng ký khai sinh quá hạn thì liên hệ ở đâu?
UBND cấp xã tiếp nhận đăng ký khai sinh quá nhận
20/ Cơ quan có nhiệm vụ Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch là cơ quan nào?  
Bộ tư pháp có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đảo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch
21/  Ở xã T xảy ra trường hợp Chủ tịch UBND xã bị chị C khiếu nại về việc đã ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi giữa anh H và cháu N với lý do anh H chỉ hơn cháu N 15 tuổi, mặt khác anh lại ham mê cờ bạc , rượu chè. Vậy ai có thẩm quyền giải quyết  khiếu nại này? 
Quyền nhận khiếu nại thuộc về UBND xã
22/ Chị T có sinh được 1 cháu gái và đến UBND xã khai là Võ Thị Thơm, nhưng khi ghi vào sổ hộ tịch thì công chức hộ tịch ghi là Võ Thụy Thơm. Khi phát hiện sai sót thì công chức hộ tịch phải giải quyết thế nào?  
Phương án: gạch bỏ toàn bộ họ tên củ và ghi lại họ tên mới bên cạch họ tên cũ
23/  Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá bao nhiêu ngày, kể từ ngày thụ lý ?
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp , thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày.
24/ Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị bao nhiêu tháng , kể từ ngày nhận đơn ?
Việc xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng , kể từ ngày nhận đơn
25/ Thẩm quyền đăng ký bản chính giấy khai sinh thuộc về cơ quan nào?
 UBND xã
26/ Số liệu thống kê về hộ tịch được lập và báo cáo bao nhiêu lần trong 1 năm ?
Số liệu thống kê về hộ tịch được lập và báo cáo 2 lần trong 1 năm
27/ Người làm chứng có liên quan đến hộ tịch phải thế nào?
1. Trong trường hợp Nghị định này quy định việc làm chứng, thì người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng.
2. Người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng.
28/ Khi đăng ký hộ tịch , công dân xuất trình giấy tờ gì?
 Hộ khẩu và CMND
29/ Trong thời hạn bao nhiêu ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy hai bên nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ?
Trong thời hạn 5 ngày
Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
30/ Đối với người chết do thi hành án tử hình, cơ quan nào cấp giấy báo tử?
Đối với người chết do thi hành án tử hình, thì Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình cấp Giấy báo tử;
31/ Quan hệ hôn nhân thì nhận định nào dưới đây là đúng
Đây ko phải là câu hỏi nên ko có câu trả lời
32/ Thẩm quyền giải quyết việc thay đổi , cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thuộc về ?
 Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.
33/ Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc , cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân đã nộp hồ sơ?
Trong thời hạn 3 ngày
34/ Trường hợp nào? không được xóa đăng ký thường trú của công dân ?
_ Tòa tuyến bố , trong quân ngũ, tập trung trong doanh trại, ra nước ngoài định cư.

35/ Trường hợp chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới thì trong thời hạn tối đa là bao nhiêu tháng, công dân có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú?
Tối đa là 24 tháng

36/ Muốn đăng ký thường trú vào huyện , thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì chị phải có thời gian tạm trú từ bao lâu trở lên ?
Phải từ 1 năm trở lên


Pháp luật về sở hữu trí tuệ

Pháp luật về sở hữu trí tuệ
I/ Hình thức thi:
Trắc nghiệm 40 câu - 60 phút , chỉ được mang văn bản luật
II/ Tài liệu: 
Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 có sửa đổi , bổ sung.
Cơ sở lý luận trong giáo trình
Các anh chị tài xuống ở dưới
III/ Nội dung môn học :

Dựa trên luật , các anh chị tìm được vị trí điều luật và khoản của 8 nhóm đối tượng của môn này , tất cả được liệt kê như sau:
1/ Quyền tác giả và Quyền liên quan


Quyền tác giả
Quyền liên quan
Khái niệm
Khoản 2 Điều 4
Khoản 3 Điều 4
Căn cứ phát sinh
Khoản 1 Điều 6
Khoản 2 Điều 6
Chủ thể quyền
Điều 13, Điều 36 đến Điều 42
Điều 16
Đối tượng quyền
Điều 14, Khoản 7,8 Điều 4
Điều 17
Nội dung quyền
Điều 18 đến Điều 24
Điều 29, Điều 30, Điều 31
Ngoại lệ quyền
Điều 25, Điều 26
Điều 32, Điều 33
Thời hạn bảo hộ
Điều 27
Điều 34
Hành vi xâm phạm
Điều 28
Điều 35
Đăng ký quyền
Điều 49, Điều 55
Điều 49, Điều 55
2/ Các đối tượng trong luật sở hữu trí tuệ

 Đối                  tượng
Sáng chế
Kiểu dáng công nghiệp
Thiết kế bố trí
Nhãn hiệu
Tên T. mại
Chỉ dẫn địa lý
Bí mật kinh doanh
Khái niệm
K 12 Điều 4
K 13 Điều 14
K 14,15 Điều 4
K 16- 20 Điều 4
K 21 Điều 4
K 22 Điều 4
K 23 Điều 4
Điều kiện bảo hộ
Điều 58,60,61,62
Điều 63,66,67
Điều 68, Điều 70, Điều71
Điều 72,74
Điều 76,78
Điều 79,81,82,83
Điều 84
Đối tượng bị loại trừ
Điều 59
Điều 64
Điều 69
Điều 73
Điều 77
Điều 80
Điều 85
Căn cứ xác lập quyền
K 3a Điều 6
K 3a Điều 6
K 3a Điều 6
K 3a Điều 6
K 3b Điều 6
K 3a Điều 6
K 3c Điều 6
Chủ thể quyền tác giả
K 1 Điều 122
K 1 Điều 122
K 1 Điều 122
 Không quy định
 Không quy định 
 Không quy định 
  Không quy định
Chủ thể quyền sở hữu
K 1 Điều 121
K 1 Điều 121
K 1 Điều 121
K 1 Điều 121
K 2 Điều 121
K 1 Điều 121
K 1 Điều 121
Nội dung quyền tác giả
K2,3 Điều 122
K2,3 Điều 122
K2,3 Điều 122
  Không quy định
 Không quy định 
  Không quy định
 Không quy định 
Nội dung quyền sở hữu
K1 Điều 124, K2 Điều 125, K1 K1 Điều 125
K1 Điều 124, K2 Điều 125, K1 K1 Điều 125
K1 Điều 124, K2 Điều 125, K1 K1 Điều 125
K1 Điều 123, K5 Điều 124, K 1,2 Điều 125
K1 Điều 123, K6 Điều 124, K1,2 Điều 125
K 2 Điều 123, K 7 Điều 124, K 1,2 Điều 125
K 1 Điều 123, K 4 Điều 124, K 4 Điều 125
Nghĩa vụ của chủ sở hữu
K 1 Điều 136, Điều 135,137
Điều 135
Điều 135
K 2 Điều 136
 Không quy định 
  Không quy định
Điều 128
Cạnh tranh không lành mạnh
  Không quy định
K 4 b Điều 130
  Không quy định
K 1 Điều 130
K 1 a,b,d Điều 130
K 1a,b,d Điều 130
 Không quy định 
Hành vi xâm phạm quyền
Điều 126
Điều 126
Điều 126
K 1 Điều 129
K2 Điều 129
K 3 Điều 129
Điều 127
Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
Điều 145
 Không quy định 
 Không quy định 
  Không quy định
 Không quy định 
 Không quy định 
  Không quy định
Tên văn bằng bảo hộ
K 3 Điều 92
K 3 Điều 92
K 3 Điều 92
K 3 Điều 92
 Không quy định 
K 3 Điều 92
 Không quy định 
Thời hạn bảo hộ
K 2,3 Điều 93
K 4 Điều 93
K 5 Điều 93
K 6 Điều 93
Vô thời hạn
K 7 Điều 93
Vô thời hạn
Quyền tạm thời
K 1,3 Điều131
K 1,3 Điều 131
K 2,3 Điều 131
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
Quyền sử dụng trước
Điều 134
Điều 134
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
Nguyên tắc nộp đơn
K 1,3 Điều 90
K 1,3 Điều 90
 Không quy định 
K 2,3 Điều 90
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
Nguyên tắc ưu tiên
Điều 91
Điều 91
 Không quy định 
Điều 91
 Không quy định 
  Không quy định
 Không quy định 
Hợp đồng chuyển nhượng ( phải nộp văn bản)
K 2 Điều138
K 2 Điều138
K 2 Điều138
K 2 Điều 138
K 2 Điều 138
K 2 Điều 139
K 2 Điều 138
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng( phải nộp văn bản)
K 2 Điều 141
K 2 Điều 141
K 2 Điều 141
K 2 Điều 141
K 1 Điều 142
K 1 Điều 142
K 2 Điều 141
Hợp đồng chuyển nhượng ( phải đăng ký)
K 1 Điều148
K 1 Điều148
K 1 Điều148
K 1 Điều148
Không đăng ký
  Không quy định
  Không quy định
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng( phải đăng ký)
K 2 Điều 148
K 2 Điều 148
K 2 Điều 148
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định 
 Không quy định