Wednesday, April 22, 2015

Luật tư pháp quốc tế

Luật tư pháp quốc tế

I/ Hình thức thi:
Tự luận có trích dẫn điều luật
Được sử dụng tài liệu
Câu 1: xác nhận quan hệ pháp luật này có yếu tố nước ngoài hay không
Câu 2: Xác nhận cấp thẩm quyền giải quyết vụ việc của Tòa Án Việt Nam
II/ Tài liệu:
Luật hôn nhân gia đình 2010, sửa đổi, bổ sung 2014
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật tố tụng dân sự 2004
Luật thương mại
III/ Nội dung và phương thức làm bài

 Các bước thực hiện giải quyết vụ việc tư pháp quốc tế
1/ Xác định quan hệ pháp luật nào là quan hệ tư pháp quốc tế
Quan hệ tư pháp quốc tế theo quan điểm của Việt Nam là quan hệ mang tính dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Cụ thể:
_ Quan hệ mang tính dân sự bao gồm các quan hệ mang tính cơ bản sau:
. Quan hệ dân sự
. Quan hệ hôn nhân và gia đình
. Quan hệ về thương mại
. Quan hệ về lao động
. Quan hệ về tố tụng
_ Như thế nào là có yếu tố nước ngoài ? Đối với những quan hệ mang tính dân sự như trên theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Nếu luật chuyên ngành có quy định mang tính chất định nghĩa thế nào là có yếu tố nước ngoài thì chúng ta sẽ dựa vào tính chất mang tính định nghĩa đó để xác định yếu tố nước ngoài
Nếu luật chuyên ngành không có quy định mang tính định nghĩa như thế nào là yếu tố nước ngoài thì chúng ta sẽ dựa vào quy định của luật chung ( Điều 758 Bộ luật dân sự)

2/ Giái quyết quan hệ tư pháp quốc tế
a) Xác định thẩm quyền giải quyết
Pháp luật Việt Nam chia ra 2 trường hợp:
Nếu Việt Nam và các nước có liên quan có ký kết điều ước quốc tế thì áp dụng điều ước quốc tế để xác định thẩm quyền tòa án
Nếu Việt Nam và các nước có liên quan chưa ký kết điều ước quốc tế thì chúng ta áp dụng pháp luật để xác định thẩm quyền xét xử cho tòa án. Cụ thể bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì chúng ta lần lượt xem qua các bước như sau:
- Xem xét vụ việc dân sự đó có yếu tố nước ngoài hay không? ( Khoản 2 điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự)
- Xem xét vụ việc đó có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam hay không? ( Điều 25 đến điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét cấp thẩm quyền của tòa án ( Điều 33 đến Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử chung hay không ? ( Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt hay không? ( Điều 412 và Điều 413 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
b) Xác định phương thức giải quyết

_ Giải quyết theo điều ước quốc tế nếu có điều ước quốc tế có quy định
_ Lựa chọn nên giải quyết vụ việc theo luật nước nào , cả hai cùng thỏa thuận.

IV/ Cách làm bài tập mẫu:


A/ Các bước để giải đáp các bài tập cho môn Luật tư pháp quốc tế:1/ Xác định các chủ thể nào là người nước ngoài, chủ thể nào là người Việt Nam_ Chủ thể là cá nhân có 1 hay nhiều quốc tịch nước ngoài mà không có quốc tịch Việt Nam thì là người nước ngoài_ Chủ thể có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì vẫn được xem là người Việt Nam._ Chủ thể là cá nhân không có quốc tịch thì được xem là người nước ngoài.2/ Xác định lãnh vực tranh chấp hay vụ việc dân sự thuộc lãnh vực gì, luật nào điều chỉnh.
Hiện tại trong giới hạn môn học có 3 lãnh vực: dân sự , hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự3/ Xem xét vụ việc có yếu tố nước ngoài hay không: Dựa vào những điều luật mang tính định nghĩa như thế nào là vụ việc có yếu tố nước ngoài, không dựa vào luật nội dung. Luật định nghĩa thế nào là vụ việc yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:a/Các trường hợp chung : Điều 758 Bộ luật dân sự 2005Điều 758. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàiQuan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.b/Lãnh vực hôn nhân gia đình: Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình :Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.c/Lãnh vực tố tụng dân sự:  bất cứ đề bài nào , hay quan hệ pháp luật nào mà kèm theo các từ " vụ việc, tranh chấp, yêu cầu" thì đều là thuộc lãnh vực tố tụng dân sự. Để xác định thì dựa vào Điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự Điều 405. Nguyên tắc áp dụng1. Toà án áp dụng các quy định tại Chương XXXIV và Chương XXXV của Bộ luật này để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Trường hợp trong các chương này không có quy định thì được áp dụng các quy định khác có liên quan của Bộ luật này để giải quyết.2. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
4/ Xem xét thẩm quyền giải quyết:

- Xem xét vụ việc đó có thẩm quyền giải quyết của Việt Nam hay không? ( Điều 25 đến điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét cấp thẩm quyền của tòa án ( Điều 33 đến Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử chung hay không ? ( Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
- Xem xét vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt hay không? ( Điều 412 và Điều 413 Bộ luật tố tụng dân sự 2004)
B/ Những bài mẫu được giải sẵn, có chú thích 
Khi làm bài chỉ cần giải thích 2 dòng và dẫn điều luật với phần chữ đen là đủ , phần chữ xanh là giải thích cho các anh chị không đi học vẫn có thể hiểu nguyên lý giải bài
Bài 1 : Anh A là công dân nước X, kết hôn chị B là công dân Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt Nam, quan hệ này có yếu tố nước ngoài hay không?
Căn cứ vào điều 3 khoản 25 Luật hôn nhân gia đình 2014, quan hệ kết hôn này có yếu tố nước ngoài

Bài 2 : Anh A là người không quốc tịch, ly hôn với chị B là người Việt Nam. A và B thường trú tại Việt Nam. Theo pháp luật Việt nam , vụ việc ly hôn này có yếu tố nước ngoài hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 405 luật tố tụng dân sự 2004, vụ việc ly hôn này là có yếu tố nước ngoài
Bài 3: Anh A là người mang hai quốc tịch X và Việt Nam, tham gia dân sự với B là người Việt Nam, giao dịch dân sự xác lập tại Việt Nam. Theo pháp luật tại Việt Nam, giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài hay không?
Không có yếu tố nước ngoài vì không nằm trong trường hợp nào của Điều 758 Bộ luật dân sự 2005
Bài 4: Anh A là người không quốc tịch, ly hôn với chị B cũng là người không quốc tịch. Cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn , sinh sống tại Việt Nam
a/ Theo pháp luật Việt Nam thì vụ việc ly hôn này có yếu tố nước ngoài hay không?
b/ Vụ việc này ly hôn này thuộc thẩm quyền chung hay thẩm quyền xét xử riêng biệt của tòa án Việt Nam
c/ Nếu tòa án Việt Nam thụ lý thì tòa án Việt Nam sẽ sử dụng pháp luật nước nào để giải quyết ?
 Giải
a/ Căn cứ khoản 2 Điều 405 luật tố tụng dân sự 2004, vụ việc ly hôn này có yếu tố nước ngoài
b/ Căn cứ điều 410 khoản 2 điểm b , Bộ luật tố tụng dân sự 2004
c/ Căn cứ vào khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết