Sunday, August 24, 2014

Luật tố tụng dân sự

Luật tố tụng dân sự
I/ Hình thức thi:
Thời gian làm bài : 60 phút
Nhận định đúng sai: nhiều câu: 5 điểm
Phần tự luận: 1 câu bài tập tình huống, 1 câu bài tập về án phí , 5 điểm

II/ Tài liệu ôn thi:


Nếu các anh chị có chương trình giải nén và biết sử dụng , click vào link này và giải nén ra 1 lần sẽ có tất cả các file:


http://www.mediafire.com/download/k8xp6f15vns5zjk/yeu+cau+mon+Luat+TTDS.rar
Cách tải:
1. Các anh chị click chuột vào link sẽ hiện ra 1 trang web khác 
2. Theo như trong hình , Click vào phần Download được khoanh đỏ
3. Tải xong ghi nhớ nơi lưu file trong máy và mở ra

Nếu các anh chị ko rành về IT thì tải từng file một được liệt kê dưới đây:
Hướng dẫn:
1.Click vào link xanh ở dưới cho từng file, sẽ hiện ra 1 trang khác
2.Click vào khung đánh dấu tròn màu xanh ở dưới hình để tải

III/Quy trình tố tụng dân sự; 
1/ Chọn lĩnh vực tranh chấp
2/ Chọn đối tượng tranh chấp
3/ Chọn được văn bản quy phạm pháp luật
4/ Chọn được điều luật áp dụng
5/ Kiểm tra các điều kiện tố tụng
6/ Kiểm tra về hình thức và nội dung
7/ Kiểm tra , đánh giá về chứng cứ
Một số câu hỏi chuẩn bị trước :
Nhận định đúng sai: Các anh chị nhớ nếu đề thi ra những câu này thì anh chị chỉ mượn ý và điều luật thôi, dùng ngôn từ của mình để diễn tả  , đừng chép toàn bộ lời giải, sẽ bị trừ điểm.
1.                  Tòa án có thể tự mình thu thập chứng cứ.
Sai , vì đối với các án hình sự , viện kiểm sát sẽ làm công việc thu thập chứng cứ, còn trong các vụ tranh chấp dân sự thì nguyên đơn và bị đơn phải chuẩn bị chứng cứ, chỉ khi nào đương sự có yêu cầu tóa án thu thập chứng cứ và bản thân đương sự không thể tự thu thập chứng cứ thì tòa án mới có thể thu thập chứng cứ , khoản 2 điều 85 luật TTDS
2.                  Tất cả các vụ án dân sự trước khi xét xử sơ thẩm đều phải tiến hành hòa giải.

Đúng, tòa án có trách nhiệm hoa giải và tạo điều kiện thuận lợi các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự. ( điều 10 luật TTDS 2004)
3.            Hội thẩm Nhân dân có quyền tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự.
Đúng , và hội thẩm nhân dân chỉ có quyền tham gia giải quyết các vụ án dân sự ( điều 42 luật TTDS)
4. Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì họ là nguyên đơn.

Sai, vì khi yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự , họ không phải đối tượng bị xâm hại về quyền lợi hợp pháp của mình
5. Nhận cha mẹ con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.s
Đúng, thuộc 1 trong những thẩm quyền giái quyết của tóa án dân sự ( Điều 27 luật tố tụng dân sự)
6. Khi đương sự ở nước ngoài thì vụ việc đó thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh?
Sai, Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

b. Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTĐS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

7. Nơi bị đơn cư trú là nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú?

Điều 12 của Luật Cư  trú (được ban hành ngày 29/11/2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007) lại quy định là: “Nơi cư trú của công dân là chổ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú,
8. Đối với việc giải quyết việc dân sự thì do một thẩm phán tiến hành?
Sai , Điều 172. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án.

2. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Toà án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
9. Người khởi kiện là nguyên đơn?
Sai ,  Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi, không đủ tuổi để có năng lực hành vi thì phải có người đại diện khởi kiện, trong trường hợp đó , người khởi kiện được gọi là người đại diện cho nguyên đơn chứ không phải là nguyên đơn ( Điều 57 Luật tố tụng dân sự)
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. 
10. Bị đơn có thể là Toà án nhân dân?
Đúng , trong trường hợp có sự oan sai trong quá trình xét xử thì Tòa án nhân dân sẽ trở thành bị đơn của Tòa án cấp dưới hơn
11. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng ds đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trở lên?

Sai, Nghị quyết số 01/2005/NQ – HĐTP ngày 31/3/2005 thì người chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể có đầy đủ năng lực hành vi TTDS (người vợ chưa đủ 18 tuổi họ có quyền tham gia TTDS)
Bài tập tình huống:
 1.        Tháng 10/2007 Thẩm phán K được phân công giải quyết vụ án ly hôn của chị M và anh N. Tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ án vì chị M đang mang thai. Sau khi sinh con được 1 năm thì N làm đơn xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết. Chánh án Tòa án phân công thẩm phán K tiếp tục giải quyết vụ việc trên. Theo điều 47 BLTTDS . Hãy xác định thẩm phán K có được tiếp tục giải quyết vụ án trên không ?.
Thẩm phán không được tiếp tục giải quyết vụ án trên vì thẩm phán K đã tham gia xét xử vụ án trên từ 1 năm trước , khoản 3 điều 47 BLTTDS
2.        Anh A có 3 người con đã trưởng thành là C1, C2, C3. Trước khi chết A để lại di chúc, toàn bộ tài sản cho  C3 hưởng. Sau khi A chết, C1 làm đơn khởi kiện yêu cầu Toà án xác định di chúc đó là vô hiệu vì cho rằng A lập di chúc trong tình trạng không minh mẫn và đề nghị Toà án chia di sản theo pháp luật. Hãy xác  định quan hệ pháp luật tranh chấp và tư cách đương sự trong vụ án. 
Lĩnh vực tranh chấp thuộc về tranh chấp thừa kế trong luật dân sự
C1 cho rằng mình bị thiệt về lợi ích thừa kế mà đáng lẽ mình phải nhận được , C1 là người khởi kiện và là nguyên đơn. 
C3 là người nhận phần thừa kế theo di chúc , ý chí của C1 là được chia lại tài sản theo pháp luật từ phần di sản được nhận của C3 , như vậy C3 là bị đơn.
Nếu di sản được chia theo pháp luật thì C2 cũng có phần thừa kế trong đó nên C2 là đương sự có liên quan trong vụ án
IV/ Cách giải bài toán tính án phí: 
Chú thích : chữ cam là phần giải , chữ xanh là phần hướng dẫn
Đầu tiên chúng ta xác định phương pháp tính án phí gồm:
1/ Xác định số tiền mà nguyên đơn muốn bị đơn hoàn trả : nếu như đó là tài sản vay thì phải tính lãi phát sinh cộng với vốn chưa trả
2/Xác định phần tài sản phải chịu án phí của tất cả các bên là bao nhiêu. Phần tài sản này, đối với bên nguyên đơn là phần tài sản không được thỏa mãn đối yêu cầu tranh chấp của nguyên đơn với bị đơn , còn đối với bị đơn thì phần tài sản xác định án phí là phần tài sản mà được thỏa mãn đối với yêu cầu tranh chấp của nguyên đơn với bị đơn.
(Nếu các anh chị chưa hiểu dòng trên thì em nói bình dân chút : bên nào thua kiện bên đó chịu tiền, thua bao nhiêu thì trả bấy nhiêu, phần còn lại do bên kia trả.)
Công thức : tài sản tính án phí cho bị đơn = tài sản bị đơn yêu cầu - tài sản bị đơn được nhận lại theo yêu cầu
                   tài sản tính án phí cho nguyên đơn = tài sản bị đơn yêu cầu - tài sản tính án phí cho bị đơn
3/Sau khi xác định được phần tài sản tính án phí của mỗi bên thì ta tính bảng tính án phí lũy tiến sẽ ra được án phí phải chịu của mỗi bên.
Sau đây là bảng tính án phí lũy tiến:
Đối với các vụ án không có ngạch thì phần án phí phải chịu cố định là 200.000 đồng
Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 4 triệu đồng trở xuống thì mức án phí cố định là 200.000 đồng
Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 4 triệu đồng đến 400 triệu  thì mức án phí phải nộp là 5% của giá trị tranh chấp

Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 400 triệu đồng đến 800 triệu  thì mức án phí phải nộp là 20 triệu cộng 4%  của giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng.

Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 800 triệu đồng đến 2 tỉ đồng  thì mức án phí phải nộp là 36 triệu cộng 3%  của giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 800 triệu đồng.

Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 2 tỉ  đồng đến 4 tỉ đồng  thì mức án phí phải nộp là 72 triệu cộng 2%  của giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 2 tỉ đồng.

Đối với tài sản tranh chấp có giá trị từ 4 tỉ  đồng trở lên  thì mức án phí phải nộp là 112 triệu cộng 0.1%  của giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4 tỉ đồng.
4/Cộng án phí phải chịu của tất cả các bên lại , ta có án phí của vụ án. Tùy yêu cầu đề bài chỉ hỏi án phí của nguyên đơn , bị đơn hay cả hai bên.
Đối với các vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình thì ngoài phần án phí của tài sản tranh chấp còn phải đóng thêm 200.000 đồng

Để bài: A cho B vay 500 triệu, thỏa thuận lãi suất là 10% / tháng. Thời hạn trả hết là 10 tháng. B trả được 2 tháng. A khởi kiện B. Tính án phí A và B nếu tòa án xử đúng quy định và biết lãi suất của ngân hàng quy định là 8%/ năm.
Giải:
A khởi kiện B vì mục đích muốn đòi lại tiền nợ. B đã trả được 2 tháng  Tính theo số tiền theo ước muốn của A là :
Tiền gốc 500.000.000
Số tiền phải trả cho 1 tháng : 500.000.000 : 10 = 50.000.000
Lãi suất của 1 tháng : 500.000.000 x 10% = 50.000.000
Tổng số tiền B phải trả : 500.000.000 + 50.000.000 X 10 = 1.000.000.000
B đã trả được 2 tháng tiền lãi: 50.000.000 x 2 = 100.000.000
Vậy số tiền mà A muốn yêu cầu B hoàn lại là :
1.000.000.000 - 100.000.000 = 900.000.000
Theo quy định về vay vốn của luật dân sự , mức lãi suất cao nhất được cho phép không được quá 150% lãi suất của ngân hàng. Nghĩa là nếu tính theo pháp luật thì chỉ chấp nhận 150% lãi suất ngân hàng mà thôi.
Lãi suất ngân hàng là 8% / năm  ---- 150% là 8% x 150% = 12 % / năm = 1 % / tháng
Trong khi đó A đòi B mức lãi là 10%/ tháng , cao hơn nhiều so với quy định của pháp luật, vậy mức lãi mà tòa cho phép ở đây chi dừng lại ở 1 %/ tháng
Số tiền mà B phải trả cho A theo pháp luật :
Lãi của tháng đầu tiên B trả theo luật : 500.000.000 x 1% = 5.000.000  
Số tiền thực tế B đã trả là 50.000.000 , vậy số tiền còn lại trừ vào nợ gốc : 50.000.000 - 5.000.000 = 45.000.000 
Nợ gốc tháng thứ 2 còn : 500.000.000 - 45.000.000 = 455.000.000
Lãi của tháng thứ 2 B trả theo luật : 455.000.000 x 1% = 4.550.000
Số tiền thực tế B đã trả là 50.000.000 , vậy số tiền còn lại trừ vào nợ gốc : 50.000.000 - 4.550.000=
45.450.000
Nợ gốc tháng thứ 3 còn : 455.000.000 - 45.450.000 = 409.550.000
B còn 8 tháng còn lại phải tính lãi , lãi của 8 tháng còn lại là :
409.550.000 x 1% x 8 = 32.764.000
Tổng nợ gốc và lãi mà B phải trả :
409.550.000 + 32.764.000= 442.314.000
Đây là số tiền tính án phí của B
Số tiền tính án phí của A là số tiền mà A yêu cầu mà không được tòa hoàn lại :
900.000.000 - 442.314.000 = 457.686.000
Tiền án phí của A : (457.686.000 - 400.000.000) x 4% + 20.000.000 = 22.307.440
 Tiền án phí của B : (442.314.000 - 400.000.000) x 4% + 20.000.000 = 21.692.560
 Tổng án phí của vụ án này:
22.307.440 + 21.692.560 = 44.000.000

Phần giải thích cho anh chị hiểu tại sao như vậy:

Bước 1: xác định phần tài sản mà nguyên đơn yêu cầu tranh chấp:
A khởi kiện B vì mục đích muốn đòi lại tiền nợ. B đã trả được 2 tháng  Tính theo số tiền theo ước muốn của A là :
Tiền gốc 500.000.000  
Số tiền phải trả cho 1 tháng : 500.000.000 : 10 = 50.000.000
Lãi suất của 1 tháng : 500.000.000 x 10% = 50.000.000
Tổng số tiền B phải trả : 500.000.000 + 50.000.000 X 10 = 1.000.000.000
(Bởi vì phải trả thêm lãi cho 10 tháng)
B đã trả được 2 tháng tiền lãi: 50.000.000 x 2 = 100.000.000
( đây là tính số tiền thực tế mà B đã trả cho A chứ không phải số tiền mà tòa phân xử)
Vậy số tiền mà A muốn yêu cầu B hoàn lại là :
1.000.000.000 - 100.000.000 = 900.000.000
Chúng ta phải thực hiện bước này để biết được ý muốn mà A muốn B hoàn lại là bao nhiêu
Bước 2 : Xác định phần tài sản mà tòa án xét xử bên bị đơn phải hoàn lại cho nguyên đơn:
Theo quy định về vay vốn của luật dân sự , mức lãi suất cao nhất được cho phép không được quá 150% lãi suất của ngân hàng. Nghĩa là nếu tính theo pháp luật thì chỉ chấp nhận 150% lãi suất ngân hàng mà thôi.
Lãi suất ngân hàng là 8% / năm  ---- 150% là 8% x 150% = 12 % / năm = 1 % / tháng
Trong khi đó A đòi B mức lãi là 10%/ tháng , cao hơn nhiều so với quy định của pháp luật, vậy mức lãi mà tòa cho phép ở đây chi dừng lại ở 1 %/ tháng
Số tiền mà B phải trả cho A theo pháp luật :
Lãi của tháng đầu tiên B trả theo luật : 500.000.000 x 1% = 5.000.000  
Ta không thể tính lãi và gốc của 10 tháng 1 lúc được bởi vì số tiền lãi mà B đóng dư ra phải bị trừ vào tiền gốc. Chính vì thế mà tiền gốc sẽ phải giảm đi hàng tháng nên nếu ta tính lãi của 10 tháng 1 lúc sẽ không còn chính xác nữa
Số tiền thực tế B đã trả là 50.000.000 , vậy số tiền còn lại trừ vào nợ gốc : 50.000.000 - 5.000.000 = 45.000.000 
Nợ gốc tháng thứ 2 còn : 500.000.000 - 45.000.000 = 455.000.000
Lãi của tháng thứ 2 B trả theo luật : 455.000.000 x 1% = 4.550.000
Số tiền thực tế B đã trả là 50.000.000 , vậy số tiền còn lại trừ vào nợ gốc : 50.000.000 - 4.550.000=
45.450.000
Nợ gốc tháng thứ 3 còn : 455.000.000 - 45.450.000 = 409.550.000
Ta lưu ý phải dùng nợ gốc còn lại của tháng trước liền kề để trả chứ không được dùng nợ gốc ban đầu để trả
B còn 8 tháng còn lại phải tính lãi , lãi của 8 tháng còn lại là :
409.550.000 x 1% x 8 = 32.764.000
Tổng nợ gốc và lãi mà B phải trả :
409.550.000 + 32.764.000= 442.314.000
Đây là số tiền mà B phải hoàn trả theo quy định của pháp luật, dưới sự phán xét của tòa án , còn 900.000.000 ở bước 1 là số tiền mà A muốn B phải hoàn trả. B phải chịu án phí trên số tiền này.
Đây là số tiền tính án phí của B
Số tiền tính án phí của A là số tiền mà A yêu cầu mà không được tòa hoàn lại :
900.000.000 - 442.314.000 = 457.686.000
A muốn hoàn lại 900.000.000 , nhưng theo luật A chỉ được hoàn lại 442.314.000 mà thôi, như vậy số tiền 457.686.000 là số tiền không đòi được của A , và A phải chịu án phí trên số tiền này.
Tức là thế này:
A là nguyên đơn , B là bị đơn , A muốn yêu cầu B hoàn trả lại số tài sản nào đó. Tòa án sẽ ra kết quả số tiền mà A đòi lại được từ B là bao nhiêu. Phần tài sản mà A đòi lại được từ B là phần mà B thua kiện , còn phần mà A không đòi lại được từ B được hiểu là phần mà A thua kiện. Và bên nào thua kiện bao nhiêu thì phải trả án phí cho phần thua kiện của mình. Nếu như A đòi lại được toàn bộ số tiền mà A muốn B hoàn trả thì trong trường hợp đó , chỉ có B phải đóng án phí còn A thì không. 
Bước 3 : Tính án phí của A và B
Tiền án phí của A : (457.686.000 - 400.000.000) x 4% + 20.000.000 = 22.307.440
 Tiền án phí của B : (442.314.000 - 400.000.000) x 4% + 20.000.000 = 21.692.560
Dựa vào bảng tính án phí lũy tiến đã ghi ở mục bước 3 ở trên , do số tiền nằm trong mức 400.000.000 đến 800.000.000 nên ta có công thức : tiền án phí = 20.000.000 + 4% x giá trị tài sản tính án phí.
Bước 4: Tổng án phí của vụ án này:
22.307.440 + 21.692.560 = 44.000.000
Là tổng án phí của tất cả các bên trong vụ án này, nếu như trong trường hợp có bên C,D,E,F,.... thì phải cộng tất cả lại.
Đặc biệt đối với vụ án thuộc lĩnh vực tranh chấp của luật hôn nhân và gia đình thì bước 4 này phải cộng thêm 200.000 đồng.



Monday, August 4, 2014

Cập nhật lịch học cho học kỳ II năm 3

Sau đây là lịch học mới , anh chị nào đã biết thì thông báo cho các anh chị khác nhé.
Chỉ cần click vào là sẽ hiện ra
Lịch học