Monday, April 28, 2014

Chi tiết về chế định Trust, luật thừa kế Việt Nam và di chúc trao giải Nobel, dành cho anh chị nào muốn làm bài tập môn Luật So Sánh

Anh chị cố gắng làm cái này, được cộng tối đa 3 điểm vào bài thi nha
Em trích lại cái đề : Anh chị hãy so sánh chế định Trust của Anh quốc với luật thừa kế Việt Nam. So sánh chế định Trust với việc trao giải Nobel
I/ Chế định Trust



 CHẾ ĐỊNH UỶ QUYỀN QUẢN LÝ ( TRUST ).
Lịch sử hình thành và định nghĩa.
a. Lịch sử hình thành.
Uỷ quyền quản lý là một chế định sáng tạo của equity. Do nhu cầu mong muốn tài sản được sở hữu bởi một người khác hơn người mà có quyền lợi thực sự đối với tài sản. Các Thẩm phán của toà án equity đã có ý tưởng quy định cho những người có quyền đối với các tài sản (đặc biệt là đối với bất động sản ) một số nghĩa vụ hạn chế quyền quản lý và định đoạt đối với tài sản của mình và công nhận người bị hạn chế quyền như vậy được hưởng một số quyền “công bằng” ( equity ).
Có một đạo luật trong lịch sử gọi là The Statute of Mortmain ( Quyền chiếm hữu vĩnh viễn ) cấm cấp đất cho nhà thờ miễn phí. Để tránh chi trả phí đất được cấp cho một người trên căn bản người này quản lý đất vì lợi ích của nhà thờ mà không phải vì lợi ích của mình. Toà án của common law chỉ thừa nhận sự kiện đất được chuyển nhượng hợp pháp cho người này, do vậy người này có thể làm bất kỳ điều gì trên đất đó. Trong khi đó toà án công bằng không từ chối quyền sử hữu đất đó của người này, thực hiện hành vi đối nhân (asked in personam) buộc người này phải hành động phù hợp với sự thật là vì quyền lợi của người được thụ hưởng.
Còn theo Giáo sư Michael Bogdan thì chế định uỷ quyền quản lý ra đời để tránh các loại thuế và nghĩa vụ; Vào thời kỳ Trung cổ, người được thừa kế bất động sản thì phải thực hiện nghĩa vụ đặc biệt. Để tránh phải thực hiện nghĩa vụ này, chủ sở hữu, ngay từ khi còn sống, đã trao tài sản cho người bà con hoặc bạn bè thân tín, để người này sau khi người chủ sở hữu chết, sẽ chuyển tài sản đó cho những người thừa kế của mình. Bằng cách này việc người tiếp nhận tài sản của người đã chết không bị coi là thừa kế.
b. Định nghĩa.
Theo cách định nghĩa của luật gia nổi tiếng Maitland: “ Khi một người có các quyền nào đó mà anh ta phải thực hiện vì lợi ích của người thứ ba hoặc để thực hiện một mục tiêu đặc biệt nào đó đã được xác định trước, thì có thể nói rằng người này được uỷ quyền quản lý cho người thứ ba đó hoặc cho mục tiêu đó và được gọi là người quản lý ”( trustee ).
Vậy trust là một nghĩa vụ được thi hành trong equity mà dựa trên một người là trustee ( người được uỷ thác ) mà là người chủ sở hữu pháp lý của tài sản quản lý tài sản vì lợi ích của một người khác là beneficiary ( người thụ hưởng ) hoặc nhằm một mục đích xác định.
2.2.Các hình thức uỷ quyền quản lý.
Đối tượng được hưởng quyền hạn chế là những cá nhân xác định.
-Uỷ quyền quản lý tư ( private trust ). Có ba loại uỷ quyền quản lý tư:
Uỷ quyền rõ ràng: do người có quyền lập dưới hình thức hợp đồng được đóng dấu, di chúc hay bằng một văn bản thông thường, trong đó, chỉ rõ các tài sản và các quyền sẽ được chuyển giao, người được giao quản lý và những người được thụ hưởng.
Uỷ quyền suy đoán theo quyết định của Toà án ( resulting trusts ): là loại uỷ quyền mà người ta phải suy đoán từ quyết định của Toà án ra xem ai là người được uỷ quyền quản lý, tài sản, các quyến sẽ được chuyển giao, những người được thụ hưởng là ai.
Ví dụ: Nếu người hưởng thụ việc uỷ quyền quản lý chết thì bản thân người lập uỷ quyền quản lý sẽ được coi là người hưởng thụ; hoặc nếu một người nào đó được giao quản lý một số tiền của người khác mà dùng số tiền đó để mua một tài sản đứng tên mình thì sẽ được coi là người quản lý tài sản đó ( tương đương với chế định “thực hiện công việc không có uỷ quyền” của Pháp ).
Uỷ quyền theo quy định của pháp luật: Đây là loại uỷ quyền quản lý mà các bên tham gia không có ý chí uỷ quyền rõ ràng. Mà do hình thức của giao kết giống việc uỷ quyền quản lý.
Ví dụ: Nếu một người mua một tài sản nào đó là đối tượng của một hợp đồng uỷ quyền quản lý mà biết rằng việc chuyển nhượng như vậy sẽ vi phạm quyền quản lý thì bản thân người đó sẽ trở thành người quản lý; hoặc khi một người cam kết bán ngôi nhà của mình thì sẽ trở thành người quản lý của bên mua cho tới khi quyền chiếm hữu tuyệt đối thực sự được chuyển giao. Riêng về điểm này thì Pháp luật Việt Nam không thể có và nó còn khá mới vì Pháp luật dân sự Việt Nam quyền chiếm hữu nằm trong quyền sở hữu. Trong pháp luật dân sự Anh như phần trên đã trình bày thì quyền chiếm hữu đã được tách ra thành một chế định riêng thành một quyền năng độc lập không nằm trong quyền sở hữu.
-Uỷ quyền quản lý công hay uỷ quyền quản lý tập thể ( public or charitable trusts ).
Đối với thể loại uỷ quyền này, người thụ hưởng là một bộ phận dân cư. Nét đặc thù của thể loại uỷ quyền này chính là mục tiêu của nó: đó là việc giảm nghèo, phát triển giáo dục, truyền bá tôn giáo và mọi hoạt động công ích khác ( ví dụ: bảo vệ môi trường ). Hình thức uỷ quyền quản lý này được thực hiện thông qua các tổ chức.
2.3. Bản chất của trust.
Trust là một khái niệm thuộc Equity xuất hiện khi có sự chia tách quyền sở hữu pháp lý và quyền hưởng dụng thu lợi đối với tài sản, có nghĩa là khi một hay nhiều người có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản và có nghĩa vụ hợp pháp quản lý tài sản đó vì lợi ích của một hay nhiều người khác.
2.4. Quy chế của người quản lý.
- Theo các quy tắc common law, người quản lý được hưởng đầy đủ các quyền đã được chuyển giao cho mình. Ví dụ nếu người quản lý đã nhận chuyển giao quyền chiếm hữu tuyệt đối đối với các bất động sản thì có quyền bán bất động sản đó, trừ trường hợp văn bản xác lập việc uỷ quyền quản lý quy định khác.
- Theo các quy tắc equity, người quản lý có nghĩa vụ cơ bản: quản lý một cách có trách nhiệm và cẩn trọng khối tài sản được giao và tuân thủ một cách chặt chẽ các điều kiện quy định trong văn bản xác lập việc uỷ quyền quản lý(các điều khoản này chỉ được sửa đổi trong một số trường hợp hết sức đặc biệt).Thông thường, việc quản lý không được trả thù lao (trừ trường hợp có quy định khác).Theo yêu cầu của những người hưởng thụ việc uỷ quyền quản lý, toà án sẽ có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ trong trường hợp bên được giao quyền quản lý vi phạm nghĩa vụ của mình như: biện pháp cưỡng chế, chế tài hình sự (các biện pháp này đã được giảm nhẹ theo quy định của luật năm 1925 về uỷ quyền quản lý).
2.5. Tư cách pháp lý của người hưởng thụ việc uỷ quyền quản lý.
- Theo các quy tắc common law, người hưởng thụ việc uỷ quyền quản lý không có quyền gì.
- Theo các quy tắc equity, người hưởng thụ có các quyền sau đây:
Quyền khởi kiện ra toà án yêu cầu thi hành việc uỷ quyền quản lý và có thể yêu cấu toà án truy cứu trách nhiệm hình sự;
Quyền kiện đòi tài sản đã được chuyển nhượng trái với quy định về uỷ quyền quản lý(nếu có yếu tố không ngay tình) hoặc kiện đòi tài sản mua được bằng tiền bán tài sản đã được uỷ quyền quản lý.


3. KẾT LUẬN.

Giống như trong những thời ký trước đây, uỷ quyền quản lý cho phép thực hiện những thoả thuận trong gia đình, giữa những người còn sống hoặc có tính chất di chúc, đặc biệt là vì quyền lợi của con cái. Trong lĩnh vực này, pháp luật cấm không được lập các hình thức uỷ quyền quản lý vĩnh viễn: trên nguyên tắc, thời hạn hiệu lực của các văn bản xác lập việc uỷ quyền quản lý không được vượt quá 21 năm tính từ ngày người lập uỷ quyền quản lý chết (theo án lệ đã được thiết lập ngay từ thế kỷ XVII và được công nhận trong Luật năm 1925, và được sửa đổi bởi Luật năm 1964 ).
Uỷ quyền quản lý cũng được sử dụng như một biện pháp kỹ thuật để thực hiện một số công việc trong thời hạn ngắn, như:
Trong hoạt động mua bán ( trust for sale );
Thanh toán phân chia di sản do người được giao quản lý thực hiện (personal representative).
Uỷ quyền quản lý được áp dụng trong lĩnh vực tài chính: để quản lý các khoản vay hay tiền gửi của cá nhân một cách linh hoạt và hiệu quả, hay hơn so với mô hình công ty đầu tư chứng khoán của Pháp ( investment trust ).
Uỷ quyền quản lý cho phép nhiều tổ chức hoật động được trong nhiều lĩnh vực khác nhau : tổ chức từ thiện, trường đại học, học viện, tổ chức tô giáo, tổ chức bảo vệ rừng v.v..
Từ những ứng dụng thực tế của chế định uỷ quyền quản lý trên, chúng ta thấy ý nghĩa của chế định này trong pháp luật Anh là vô cùng quan trọng. Để có được chế định trust như trên không thể phủ nhận vị trí quan trọng của việc phân loại tài sản. Thiết nghĩ nêu như hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có chế định này thì hay biết bao. Trước khi có chế định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam thì việc làm trước tiên chúng ta phải làm là phân loại tài sản một cách chi tiết hơn.
II/ Di chúc của Nobel:
Tôi người ký tên dưới đây, Alfred Bernhard Nobel tuyên bố về sự cân nhắc kỹ lưỡng ý nguyện của tôi về vấn đề tài sản khi tôi qua đời như sau: 

Số tiền chuyển đổi từ tài sản của tôi sẽ được thực hiện theo cách sau đây: 

Phần lớn số tiền đó sẽ do những người thực hiện di chúc của tôi đầu tư một cách an toàn nhất và sẽ trở thành một vốn mà mà lợi tức hàng năm sẽ được sử dụng để làm thành các giải thưởng dành cho những ai trong năm trước đó có những công hiến lớn nhất cho lợi ích của nhân loại. 

Lợi tức đó sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và được phân phối theo cách sau: 

- Một phần sẽ tặng cho người có khám phá hoặc cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực Vật lý. 
- Một phần sẽ dành cho người có khám phá hay cải tiến đặc sắc nhất về hoá học; 
- Một phần sẽ dành cho người có khám phá quan trọng nhất trong sinh lý học và y học. 
- Một phần sẽ dành cho người có tác phẩm có ý nghĩa nhất về mặt lý tưởng trong lĩnh vực văn học. 

Và phần sau cùng sẽ dành cho người có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, cho sự huỷ bỏ hoặc giảm bớt các quân đội thường trực, cho sự tập hợp và tổ chức các Hội nghị Hoà bình. 

Các giải về Vật lý và Hoá học sẽ do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng. Các giải Sinh học và Y học do Viện Caroline ở Stockholm trao tặng, và các giải thưởng về Hoà bình sẽ do một Uỷ ban gồm năm thành viên do Nghị viện Na Uy đề cử. 

Điều mong ước khẩn thiết của tôi là sẽ không có một sự phân biệt nào về quốc tịch trong việc trao giải, và người xứng đánh nhất để nhận giải có thể có hay không nguồn gốc Bắc Âu. 

Paris, ngày 27 tháng 11 năm 1895. 
Alfred Nobel 

Luật lao động- Câu hỏi lý thuyết và bài tập

Luật lao động: thời gian thi 60 phút, 2 câu lý thuyết và 1 câu bài tập. Các anh chị soạn câu trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ để kịp thời gian nhé.
I/ Phần câu hỏi bài tập:
1/ Chứng minh luật lao động là một ngành luật độc lập ở Việt nam.
2/ Điều kiện để tham gia quan hệ lao động với tư cách là người lao động.
( gợi ý)
a) Đối với người công dân Việt Nam  lao động ở Việt Nam
b) Đối với công dân Việt Nam lao động ở nước ngoài
c) Đối với người nước ngoài lao động tại Việt Nam
3/ Cho thuê lại lao động là gì? Nêu những ngành nghề, công việc được phép cho thuê lại lao động?
4/ So sánh giữa lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng
5/ Nêu 4 văn bản quy phạm pháp luật thể hiện việc bảo vệ quyền lợi người lao động.
6/ Nêu 4 văn bản quy phạm pháp luật thể hiện việc bảo vệ quyền lợi người sử dụng lao động.
7/ Nêu những ngày nghỉ mà vẫn có lương theo quy định hiện hành.
8/ Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra.
9/ Đình công là gì? Như thế nào mới được xem là một cuộc đình công hợp pháp?
II/ Phần bài tập: ( mực đỏ là đề, mực cam là phần giải ta trình bày ở bai thì, mực xanh là hướng dẫn, ta không ghi vào )
 1/ Lương giờ chuẩn là 25000 đồng/ giờ. Làm thêm 1 giờ ban ngày và 2 giờ ban đêm ngày bình thường. Hãy tính số giờ làm thêm của 3 giờ này.
Giải
1/ Tính 1 giờ làm thêm ban ngày, ngày thường
25000 x 1 x 150% = 37500 ( đồng)
2/ Tính 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày thường
a) 25000 x 2 x150% = 75000 ( đồng)
b) 25000 x 2 x 30% = 15000 ( đồng)
c) 25000 x 2 x 20% x 150% = 15000 ( đồng)
 Vậy , 2 giờ làm thêm ban đêm ngày thường : 15000 + 15000 + 75000 = 105000 ( đồng)
Tổng 3 giờ làm thêm là:
105000 + 37500 = 142500 đồng
Hướng dẫn:
Lật tài liệu giáo trình trang 41
Chúng ta xem kỹ mục 2 và mục 3, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và 2 điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương công việc làm ban ngày. 
Chúng ta hãy so sánh và hiểu kỹ 2 mục này, trước tiên muốn tính tiền lương làm thêm vào ban đêm ta phải tính tiền lương ở mục 1 trước và cả 2 mục 2,3. Nếu làm thêm vào ban ngày thì chỉ tính mục 1 mà thôi. Mục 2 và mục 3 khác nhau chỗ nào? Mục 2 thì nếu làm thêm vào ban đêm luôn luôn được cộng thêm khoản 20% dựa trên mức lương làm thêm ngày thường, bất kể ngày thường hay ngày nghỉ, ngày tết. Còn mục 3 thì được cộng thêm 30% của công việc làm thêm ban ngày. Nghĩa là ta lưu ý, nếu như công việc ban ngày là ngày thường thì tính theo mức thường của mục 1, nếu như công việc ban ngày là ngày nghỉ hay ngày tết thì phải tính theo mức ưu đãi của mục 1. Đó là điểm khác nhau của mục 2 và mục 3.
Tính 1 giờ làm thêm ban ngày, ta dùng công thức ở mục 1. Vì là ngày thường, ban ngày, ta chọn mục a) như sau:
1/ Tính 1 giờ làm thêm ban ngày, ngày thường
25000 x 1 x 150% = 37500 ( đồng)

Tính 2 giờ làm thêm ban đêm, đầu tiên chúng ta phải tính số tiền lương làm thêm ban ngày, ngày thường dù không có làm thêm vào ban ngày, chỉ có làm thêm vào ban đêm. (Vì khi tính giờ làm đêm, phải tính cả 3 mục)
2/ Tính 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày thường
a) 25000 x 2 x150% = 75000 ( đồng)
Tiếp theo ta tính mục 2, ở mục 2 này luôn luôn tính thêm 30% tiền lương công việc vào ngày thường:
 b) 25000 x 2 x 30% = 15000 ( đồng)
 Và mục 3 này, ta tính 20% của tiền lương công việc vào ban ngày. Ở đây ta lưu ý là ngày thường, ngày nghỉ, hay ngày tết.
c) 25000 x 2 x 20% x 150% = 15000 ( đồng)
2 giờ làm thêm ban đêm là tổng của 3 mục trên:
Vậy , 2 giờ làm thêm ban đêm ngày thường : 15000 + 15000 + 75000 = 105000 ( đồng)
Như vậy, ta có kết quả của 3 giờ làm thêm là:
Tổng 3 giờ làm thêm là:
105000 + 37500 = 142500 đồng

Bài 2: Anh D là chuyên viên của một công ty. Anh làm việc 8 giờ/ ngày( giờ hành chính). Tuần nghỉ 1 ngày chủ nhật. Anh là người bình thường và làm việc bình thường mức lương tháng 5200000 đồng. Được công ty yêu cầu và anh đồng ý làm thêm 3 giờ đồng hồ từ 23h ngày 1/5 đến 2 h ngày 2/5. Hãy tính số tiền 3 giờ làm thêm theo quy định. 
Giải 
Tổng số giờ làm trong tháng:
8x ( 30 - 4 ) = 208 giờ
Lương của mỗi giờ làm việc:
5200000 : 208 = 25000 đồng
Anh làm việc từ 23 h ngày 1/5 đến 2h ngày 2/5. Như vậy anh có 1 giờ làm thêm ban đêm, ngày lễ và 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày nghỉ.
1/ Tính 1 giờ làm thêm ban đêm, ngày lễ:
    a) 25000 x 1 x 300% = 75000 đồng
    b) 25000 x 1 x 30% = 7500 đồng
    c) 25000 x 1 x 300% x 20% = 15000 đồng
 Số tiền lương 1 giờ làm thêm ban đêm là :
      75000 + 7500 + 15000 = 97500 đồng
2/ Tính 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày nghỉ:
    a) 25000 x 2 x 200% = 100000 đồng
    b) 25000 x 2 x 30% = 15000 đồng
    c) 25000 x 2 x 200% x 20% = 20000 đồng
 Số tiền lương 2 giờ làm thêm ban đêm , ngày nghỉ là :
     100000 + 15000 + 20000 = 135000 đồng
Tổng số tiền làm thêm 3 giờ của anh D là :
  97500 + 135000 = 232500 đồng

Hướng dẫn: Lật giáo trình trang 41 và trang 46 
Đối với bài tập này, đề bài không cho dữ liệu lương tính theo giờ mà chỉ cho lương tháng, vậy trước tiên ta phải quy đổi ra lương theo giờ. Một ngày làm việc 8 giờ , 1 tuần 7 ngày nghỉ 1 ngày => 1 tháng nghỉ 4 ngày, như vậy ta có tổng số giờ làm việc trong tháng là:
Tổng số giờ làm trong tháng:
8x ( 30 - 4 ) = 208 giờ
Từ đó lấy thu nhập tháng chia cho tổng số giờ làm việc trong tháng, ta có lương theo giờ như sau:
Lương của mỗi giờ làm việc:
5200000 : 208 = 25000 đồng
Tiếp theo, ta lưu ý phân loại giờ làm thêm sao cho hợp lý. Trước hết ta phân loại nhóm làm thêm ban ngày hay ban đêm và nhóm làm thêm vào ngày thường, ngày nghỉ hay ngày tết. Anh D làm việc từ 23 h ngày 1/5 đến 2 h ngày 2/5. Ngày 1/5 là ngày lễ quốc tế lao động còn ngày 2/5 là ngày thường. Lưu ý ta phải chia ra phân loại từng giờ một , không nhập chung tính luôn cả 3 giờ. 
Anh làm việc từ 23 h ngày 1/5 đến 2h ngày 2/5. Như vậy anh có 1 giờ làm thêm ban đêm, ngày lễ và 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày nghỉ.
Thực hiện tính 1 giờ làm thêm ban đêm, ngày lễ đủ 3 mục
1/ Tính 1 giờ làm thêm ban đêm, ngày lễ:
    a) 25000 x 1 x 300% = 75000 đồng
    b) 25000 x 1 x 30% = 7500 đồng
    c) 25000 x 1 x 300% x 20% = 15000 đồng
 Số tiền lương 1 giờ làm thêm ban đêm là :
      75000 + 7500 + 15000 = 97500 đồng
Lưu ý là mục 2 luôn là thưởng thêm 30%, luôn tính theo hệ số ngày thường nên luôn là 150%, không phụ thuộc ngày lễ hay không. Mục 3 ta phải lưu ý xem đó là ngày thường, ngày nghỉ hay ngày lễ mà có hệ số khác nhau
Tương tự với tính 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày thường:
2/ Tính 2 giờ làm thêm ban đêm, ngày nghỉ:
    a) 25000 x 2 x 200% = 100000 đồng
    b) 25000 x 2 x 30% = 15000 đồng
    c) 25000 x 2 x 200% x 20% = 20000 đồng
 Số tiền lương 2 giờ làm thêm ban đêm , ngày nghỉ là :
     100000 + 15000 + 20000 = 135000 đồng
Đáp số:
Tổng số tiền làm thêm 3 giờ của anh D là :
97500 + 135000 = 232500 đồng